Các bạn sinh viên mới đi làm thường không lường trước được những khoản chi trong tháng và gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 3 kinh nghiệm giúp người mới đi làm có thể quản lý tài chính và tiết kiệm tiền hiệu quả, cùng theo dõi nhé!
1. Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng
Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng chính là bước đầu tiên bạn cần làm để tiết kiệm tiền. Bạn nên quản lý tiền bạc bằng cách liệt kê các hạng mục sử dụng tiền chính như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, tiền giải trí và tiền tiết kiệm,… Khi này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ các khoản chi của mình, sau đó cân nhắc cắt giảm những chi phí không cần thiết.
Lập kế hoạch ngân sách hàng tháng giúp bạn biết được những khoản chi tiêu không cần thiết và có kế hoạch cắt giảm.
2. Dành một phần thu nhập cố định để tiết kiệm
Bạn nên cố gắng để ra ít nhất 10% số tiền kiếm được cho việc tiết kiệm. Đây là cách giúp bạn có quỹ dự phòng cá nhân, sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, việc tiết kiệm còn giúp bạn tích lũy cho những mục tiêu lớn hơn như mua nhà, mua xe…
Bạn có thể gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng để nhận tiền lãi. Hiện nay, lãi suất tiết kiệm ở các ngân hàng rất đa dạng, hấp dẫn giúp cho khoản tiền của bạn có thể sinh lời tốt. Nếu xác định không sử dụng số tiền này trong khoảng thời gian dài, bạn nên sử dụng hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 6 tháng để được áp dụng lãi suất cao. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tiền trong thời gian ngắn hoặc không xác định được thời gian cần dùng tiền, bạn nên chia nhỏ khoản tiền gửi vào các tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn ngắn như 1 tháng, 3 tháng,… để tối ưu tiền lãi từ khoản tiền gửi.
Trong trường hợp các khoản thu nhập của bạn đều bằng đồng USD, bạn có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm USD. Hình thức gửi tiết kiệm này giúp hạn chế tối đa trường hợp tiền bị “mất giá” khi không sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Bạn có thể tự động hóa khoản tiết kiệm của mình bằng cách cài đặt nhắc nhở hoặc chức năng tự động chuyển tiền đến tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư
3. Cắt giảm chi phí hàng tháng của bạn
Để tiết kiệm tiền một cách hiệu quả hơn, bạn có thể xem xét một số cách cắt giảm chi phí hàng tháng sau đây:
- Giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết: Bạn nên cân nhắc giảm bớt việc mua sắm các món đồ hay dịch vụ không quá thiết yếu.
- Giảm chi phí di chuyển: Chi phí đi lại của bạn sẽ tiết kiệm hơn nếu bạn sử dụng các phương tiện công cộng, đi chung và chia tiền xe cùng đồng nghiệp, hoặc sử dụng các ứng dụng gọi xe chung.
- Săn các chương trình giảm giá: Bạn có thể theo dõi các ưu đãi và khuyến mãi trực tuyến để mua sắm các mặt hàng với giá tốt. Tuy nhiên, dù là mua đồ giảm giá nhưng bạn cũng không nên mua sắm quá nhiều, mà chỉ cần mua vừa đủ với nhu cầu.
- Hạn chế đặt đồ ăn ngoài: Bạn nên hạn chế việc đặt đồ ăn ngoài và thay vào đó nấu ăn tại nhà. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn là cách tốt để duy trì một chế độ ăn lành mạnh.
- Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý: Các chi tiêu bằng thẻ tín dụng cũng cần được quản lý kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cần thanh toán các khoản chi dụng đúng thời hạn để tránh việc có nợ xấu cũng như phải trả thêm lãi từ các khoản nợ tín dụng.
Bạn có thể cắt giảm chi phí hàng tháng bằng các cách như giảm các chi phí di chuyển, mua sắm, tiền điện, đồ ăn, rượu bia và hạn chế dùng thẻ tín dụng
Như vậy, 3 kinh nghiệm tiết kiệm tiền mà bạn có thể thực hiện khi mới bắt đầu đi làm bao gồm lập kế hoạch ngân sách, dành một phần thu nhập để tích lũy, đầu tư và cắt giảm chi tiêu hàng tháng. Nếu bạn có thể kết hợp được những kinh nghiệm này, bạn sẽ tạo dựng nên một nền tài chính vững chắc và đạt được những mục tiêu quan trọng trong tương lai